Trứng cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm viêm, cải thiện độ nhạy insulin, tăng mức cholesterol HDL (tốt). Người tiểu đường ăn trứng thường xuyên góp phần giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do bệnh này gây ra. Trứng ít ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn, giàu protein tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân.
Trứng cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm viêm, cải thiện độ nhạy insulin, tăng mức cholesterol HDL (tốt). Người tiểu đường ăn trứng thường xuyên góp phần giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do bệnh này gây ra. Trứng ít ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn, giàu protein tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân.
Đậu đen giàu vitamin B, chứa chất xơ và các khoáng chất có lợi như canxi, kali. Chúng cũng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể dùng đậu trong các món hấp, hầm, nấu chè nhưng nên dùng lượng đường phù hợp để tránh tăng đường huyết.
Đậu đen giàu vitamin B, chứa chất xơ và các khoáng chất có lợi như canxi, kali. Chúng cũng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể dùng đậu trong các món hấp, hầm, nấu chè nhưng nên dùng lượng đường phù hợp để tránh tăng đường huyết.
Tỏi có kích thước nhỏ và lượng calo thấp, nhưng một tép tỏi sống 3 g lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như manga, selen, vitamin B6, vitamin C, chất xơ. Người tiểu đường bổ sung tỏi góp phần cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, điều chỉnh cholesterol và huyết áp. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc thêm vào các món xào, hầm để giảm độ hăng.
Tỏi có kích thước nhỏ và lượng calo thấp, nhưng một tép tỏi sống 3 g lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như manga, selen, vitamin B6, vitamin C, chất xơ. Người tiểu đường bổ sung tỏi góp phần cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, điều chỉnh cholesterol và huyết áp. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc thêm vào các món xào, hầm để giảm độ hăng.
Bí ngòi có nhiều loại, là một trong những loại rau lành mạnh vì có lượng calo và GI thấp. Bí ngòi chứa chất chống oxy hóa có lợi, ít đường, có tác dụng cải thiện khả năng dung nạp insulin và giảm lượng đường trong máu. Vỏ bí ngòi cung cấp chất xơ, vitamin C và kali. Ăn cả phần thịt và vỏ bí ngòi nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tâm trạng.
Bí ngòi có nhiều loại, là một trong những loại rau lành mạnh vì có lượng calo và GI thấp. Bí ngòi chứa chất chống oxy hóa có lợi, ít đường, có tác dụng cải thiện khả năng dung nạp insulin và giảm lượng đường trong máu. Vỏ bí ngòi cung cấp chất xơ, vitamin C và kali. Ăn cả phần thịt và vỏ bí ngòi nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tâm trạng.
Dâu tây ít đường có đặc tính chống viêm mạnh, giảm nguy cơ gây viêm nên giảm biến chứng cho người tiểu đường. Dâu tây có nhiều chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin. Độ nhạy insulin thấp có thể khiến lượng đường trong máu tăng. Dâu dây ít đường, độ ngọt nhẹ, chỉ số GI thấp và giàu chất xơ, ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau ăn.
Dâu tây ít đường có đặc tính chống viêm mạnh, giảm nguy cơ gây viêm nên giảm biến chứng cho người tiểu đường. Dâu tây có nhiều chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin. Độ nhạy insulin thấp có thể khiến lượng đường trong máu tăng. Dâu dây ít đường, độ ngọt nhẹ, chỉ số GI thấp và giàu chất xơ, ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau ăn.
Hạt chia có hàm lượng chất xơ rất cao, ít carbohydrate, tốt cho người bệnh tiểu đường. Hạt chia còn có tác dụng giảm huyết áp và các dấu hiệu viêm nhiễm. Chất xơ trong hạt chia tạo cảm giác no, hỗ trợ giảm cân và duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Hạt chia có hàm lượng chất xơ rất cao, ít carbohydrate, tốt cho người bệnh tiểu đường. Hạt chia còn có tác dụng giảm huyết áp và các dấu hiệu viêm nhiễm. Chất xơ trong hạt chia tạo cảm giác no, hỗ trợ giảm cân và duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Anh Chi (Theo Healthline)Ảnh: Anh Chi, Bùi Thủy, Bảo Bảo
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp