PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115, nói như trên nhân Ngày đột quỵ thế giới 29/10, trong bối cảnh nhiều loại uống, tiêm được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội rằng tác dụng "phòng ngừa đột quỵ" với chỉ một viên uống hoặc một liều tiêm. Các loại này thường là thực phẩm chức năng nhập khẩu không rõ nguồn gốc hoặc "thuốc" tự bào chế, không có tác dụng trong điều trị hay dự phòng.
"Rất nhiều người lo sợ đột quỵ đến mức hoang mang, song chỉ trông mong giải pháp phòng ngừa kiểu nhanh gọn như một mũi tiêm hay một viên thuốc", ông nói, thêm rằng thực chất để phòng ngừa đột quỵ phải phối hợp nhiều giải pháp và cần duy trì lâu dài, không thể dựa vào một viên thuốc hay mũi thuốc "vạn năng" cứu mạng.
Hiện Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới. Trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đứng thứ nhất. Tuy nhiên, ở khoảng 40% quốc gia, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, nguyên nhân tử vong do đột quỵ vượt lên đứng đầu. Trong đó, nhiều người đột quỵ tuổi trẻ, dưới 45 tuổi, xu hướng ngày càng tăng những năm gần đây.
Đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, song ở Việt Nam ít người tuân thủ, theo bác sĩ Thắng. Ông khuyến cáo mọi người lưu ý ba điều quan trọng giúp tránh được hậu quả của đột quỵ.
Thứ nhất, khi không may mắc một hay nhiều yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ là tăng huyết áp, tiểu đường và tăng mỡ máu, chỉ cần kiểm soát tối ưu những bệnh lý này. Không cần quá để tâm đến những nguy cơ ngoài lề như tắm đêm, buộc dây giày..., bởi thủ phạm thật sự là những bệnh nền nêu trên.
Theo đó, nên kiểm soát chỉ số huyết áp, đường huyết hay mỡ máu và duy trì ở mức bình thường, tức huyết áp